dimanche 24 juillet 2016

Tình Bạn tuyệt vời






Tình Bạn tuyệt vời

Ngay như  Lỗ Bình Sơn khi sống trên hoang đảo cũng cần phải bậu bạn với cậu đen Vendredi .

Còn chúng ta sống trong  xã hội ,  vì nhu cầu sinh hoạt , giao tế ... tất cũng phải " sống với "  .

Bản thân tôi , do hoàn cảnh cũng có thật nhiều Bạn – Bè : bạn cùng quê , bạn học , bạn nhà binh , bạn tù , bạn đạo , bạn làm việc ...  .
Người mình dễ tính luôn  gộp chung là bạn – bè nhưng thường chẳng mấy ai phân biệt rõ ràng về bạn và bè .

" Bạn, nói đơn giản, là người đồng hành cùng chia vui xẻ buồn với ta trên những chặng đường đời.
Bè là những kẻ tạt ngang qua đời ta trong chốc lát, rồi đường ai nấy đi mà không chút vấn vương " .

Chuyện Lưu Bình – Dương Lễ và Bá Nha – Tử Kỳ  không rõ là có thật hay chỉ do người ta bịa ra để khuyên con người  sống đối xử với nhau cho tốt .

Tôi thì thật may mắn , trong cuộc sống đã có được những người Bạn thật tuyệt vời .




Người Bạn thứ nhất cùng quê Cái Bè với tôi , lớn hơn tôi 2 tuổi và nhà chúng tôi chỉ cách nhau vài mươi thước  .

Gia đình tôi thì thật nghèo . Ba tôi sớm tách gia đình để tạo cuộc sống khác . Mẹ tôi quê mùa , không biết chữ ... nhưng hiền lành , lam lũ , tần tảo nuôi Bà Mẹ Chồng  và 2 chị – em tôi .

Gia đình Bạn tôi thì có rất nhiều thuận lợi :
   - Nội Bạn là Hương Cả sở hữu 1 miếng đất rộng vài hecta thật mầu mở , sum sê cây trái 
   - Ba Bạn là một giáo viên thật hiền lành , đức độ luôn thương yêu giúp đở người .
   - Mẹ Bạn hưởng 1 di sản trên chục nghìn mẫu đất ở Trà Ôn – Vĩnh Bình , giàu , đẹp nhưng là hình ảnh của 1 người phụ nữ VN đúng nghĩa : luôn phục tùng Chồng và hết lòng vì đàn Con .

Bạn tôi không thành đạt lắm trong việc học , nên trong quân ngũ  chỉ giữ chức Y Tá thật khiêm nhường .

Còn tôi , do hoàn cảnh không thuận lợi nên phải thật cố gắng học hành để thăng tiến trong cuộc sống .

Ngay thời thơ ấu , sống cùng quê , tuy là Anh cả của một đàn em , nhưng Bạn đối với tôi như ruột thịt ( có khi còn hơn cả những đứa em ruột ) luôn bảo vệ tôi và san xẻ cho tôi những trái  :  mít , xoài , bưởi , sầu riêng , măng cụt …vườn nhà Bạn  

Khi lớn lên vào đời , do cuộc sống phiêu bồng tôi phải đi khắp vùng đất nước . Tuy xa nhau , nhưng tình cảm của chúng tôi vẫn luôn đậm đà .

Tháng 04.1975 – biến cố của lịch sử , Quân Lực VNCH tan rả . Từ Vùng 1 trở về Sài Gòn , tôi trắng tay , không còn đủ tiền mua vé xe về quê thăm Mẹ cách SGN hơn trăm cây số .

Bạn đến thăm tôi , rồi khi từ giã để lại trên đầu tủ 3.000 đồng với lời nhắn  "  sắm ít quà , mai tao đến chở về thăm Bà Già "  .

Ngày nay , sau cuộc đổi đời , Bạn vẫn sống ở quê nhà , tuy không còn thuận lợi như xưa , nhưng gia đình thật đầm ấm , hạnh phúc .

Phần tôi , được sống ở Pháp – một xứ tự do , văn minh , tiến bộ ...  .

Tuy hai đứa hai phương trời , 41 năm chưa hề gặp nhau và ngày nay đứa nào cũng là Nội – Ngoại , nhưng chúng tôi vẫn mày – tao thân thương nhau như thủa nào .



Người Bạn thứ hai là một Bạn học .

Hết bậc tiểu học , tôi thi đổ vào Trung Học Nguyễn Đình Chiểu – Mỹ Tho .

Đây là ngôi trường kỳ cựu của Miền Nam ( đến nay đã 137 tuổi đời ) rất nổi tiếng , đã cung ứng cho chế độ VNCH vô số người tài giỏi từ : cấp Lảnh Đạo Quốc Gia , Thủ Tướng , Bộ Trưởng , Nghị Sĩ , Dân Biểu , Tướng Lảnh , Chuyên Viên đũ mọi ngành nghề .
Chúng tôi học chung nhau suốt bậc Trung Học .

Tôi nhà nghèo , ở trọ , ăn cơm tháng , thật thiếu thốn về vật chất để chi dùng và mua sắm sách vở ...  .

Bạn tôi thì thuận lợi hơn : 
Ba Bạn là Hiệu Trưởng của 2 trường Trung Học ở Mỹ Tho . 
Mẹ Bạn là Giáo Sư . 
Nhà Bạn khá giả nên toàn thời gian Bạn chỉ dành cho việc học và đã học thật giỏi ở tất cả các môn .

Thật lạ , Bạn đẹp trai , học giỏi , con nhà khá giả ... hơn tôi mọi phương diện , nhưng chúng tôi lại như hình với bóng . Bạn  luôn giúp tôi về việc học và ngay cả trong việc giải trí tắm sông ở cầu tàu cạnh Căn Cứ Hải Quân và Cầu Dầu .

Trong suốt thời gian bậc trung học chúng tôi lúc nào cũng quấn quít bên nhau .

Vào đời thì chúng tôi mỗi đứa mỗi ngả .                                                                  
Tôi thì kiếp sống hải hồ rày đây mai đó .
Còn Bạn là Kiến Trúc Sư , rồi khi bị động viên thì làm Kỷ Sư Công Binh của SĐ 9BB .

Sau khi việt cộng cưởng chiếm Miền Nam năm 1975 . 
Tôi do số được đi tù ngoài Bắc , nên nhiều năm nếm mùi hoả ngục , nhưng may không bị hoá kiếp .

Còn Bạn vì là thành phần Kỹ thuật , nên gở lịch ít hơn . Ra tù lại được chế độ mới trọng dụng ( vì Khoa học – Kỹ Thuật là thứ mà vc dốt nhất ) nên  có cuộc sống thật sung túc ở quê nhà .

Ngày nay , do hoàn cảnh và nhân sinh quan khác nhau ,  chúng tôi không còn liên lạc nhau , nhưng với tôi Bạn vẫn là 1 người Bạn tốt trước khi có cuộc đổi đời .





Người Bạn thứ ba

Năm 1963 , để chuẩn bị đường đi nước bước cho việc vào Đại Học , tôi xin chuyển trường lên Sài Gòn .

Tuy việc học và hạnh kiểm của tôi không tệ , nhưng  xin chuyển vào Pétrus hoặc Chu Văn An cũng gặp vài  trục trặc . Tôi tự ái ghi tên học trường tư Hưng Đạo vì nghe nói có nhiều vị Thầy nổi tiếng giỏi Toán – Lý Hoá như các Thầy Nguyễn Văn Phú , Trần Cao Tần , Nguyễn Văn Kỹ Cương , Bạch Vân Ngà ... .

Tôi học trường công rất kỹ luật , nên khi học trường tư kỹ luật lỏng lẻo , cảm thấy không thoải mái lắm .

Có lần giờ Lý - Hoá của Thầy B.V.Ngà thì có  vài vị " công tử " khu Hồng Thập Tự ồn ào để  dợt le với mấy người đẹp học chung . Thầy Ngà từng là  ứng viên giải Nobel vật lý nên hách lắm  . Ai ồn trong lớp thì hoặc Thầy Hiệu Trưởng phải đuổi người đó hoặc Ông bỏ lớp không dạy   ( điều này thỉnh thoảng xảy ra ) và khi đi thi nếu trúng bài không được dạy thì học trò đâu thể đổ cho ai .

Tôi đã tỏ thái độ khó chịu với người  phá lớp  bằng ánh mắt .

Giờ ra chơi , khi tôi đang đứng nói chuyện với 1 người Bạn  (sau vào Khoá 16 HQ) ở cầu thang thì Anh chàng phá lớp  đến  chộp ngực tôi rằng trong lớp tôi đã "  kênh "  anh ta .

Tôi đã có biết võ Thiếu Lâm , bị chộp ngực như thế tôi chỉ cần dùng thế "  gối bay chõ sập "  sẽ hạ gục đối thủ ngay tức khắc , nhng tôi kiềm chế , nhũn nhặn phân trần  rằng có lẻ anh hiểu lầm , tôi có làm gì đâu . Nhiều người can gián và chúng tôi trở vào lớp học .

Ngày mai , trước cổng trường khi tôi đang giải khát  thì anh chàng gây sự hôm qua cùng vài người thuộc băng anh ta nhào vô định đánh tôi  .

Tôi chưa phản ứng thì 1 Bạn học nhào ra gở gạc và phân bua "  mấy anh phi lý khi không kiếm chuyện với người ta "  và những người kia bỏ đi .

Tôi mến Anh Bạn  . Một người không biết võ , khẳng khái dám đứng ra bênh vực người biết võ như tôi và chúng tôi thân nhau từ đó .

Bạn là 1 người Việt gốc Hoa , quê ở Trà Vinh , nhưng lên Sài Gòn học . Gia đình khá giả (sau này tôi mới biết) , nhưng ăn mặc xuềnh xoàng , tánh tình  bình dị .
Bạn thật giỏi toán và được Thầy T.C.Tần rất thương mến .
Sau Bạn theo học về Chính Trị Kinh Doanh rồi kinh doanh riêng và rất thành đạt . Đến 30.04.1975 thì mất trắng 25 triệu vào tay VC .

Chúng tôi chỉ học chung nhau 1 năm đệ nhứt và cũng không ngồi gần nhau nhưng thật thân thiết nhau , xưng hô với nhau là "  bồ " .

Năm 1970 , từ Phú Quốc về Sài Gòn cưới vợ , định tổ chức thật đơn sơ nên tôi không hề mời ai , nhưng không rõ vì sao Bạn biết , từ Vĩnh Bình mua vé máy bay về dự và giúp ghi lại tất cả hình ảnh ngày hôn lễ của tôi .

Năm 1971 , tôi được lệnh đi Mỹ công tác . Vào thăm gia đình người Cô là tỉ phú , mọi người đều biết tôi là lính nghèo nhưng chỉ dặn nhờ mua đồ mà không hề chi bạc . Tôi tự ái cũng không hỏi mượn . 
Lủi thủi từ Chợ Lớn về Phú Nhuận . Trên đường về tôi tạt ngang thăm  Bạn ở Quận 3 Sài Gòn .
Thấy tôi có vẻ buồn , Bạn hỏi lý do . Tôi cho biết sắp đi Mỹ , nhưng không tiền đổi đô la nên định bỏ cuộc . Bạn lẳng lặng móc 30.000 đồng cho tôi mượn và ký 1 chi phiếu 50.000 lảnh ở Tín Nghĩa Ngân Hàng .

Nhờ số tiền đó , cộng với chút lương khi công tác tôi đã mua được một ít đồ dùng và quà cáp cho người thân  ở PX của Hải Quân HK .

Nhưng không may cho tôi , khi trở về nước thì Ba tôi bệnh nặng , nằm nhà thương thật tốn kém . Tôi phải ra chợ trời Tôn Thất Thiệp bán đi hầu hết đồ vật đã sắm được .
Rồi Ba tôi mất , túi tôi còn không tới 1.000 đồng  .

Trên đường đến nhà Ba tôi ,  Bạn (ở cách Ba tôi vài trăm mét  ) đã đón đường trao cho tôi 3.000 bảo lấy chút tiền ra Quận 3 lo thủ tục khai tử cho Ông Già .
Tôi thật cảm động , nhưng hơi thắc mắc vì tôi không hề hé môi về chuyện gia đình 

Năm 1983 , tôi vượt biển đến đảo quốc Singapore , có báo tin cho Bạn đang định cư ở Úc . Bạn gửi ngay cho tôi quyển tự điển Anh – Việt & Việt – Anh  ( có lẽ Bạn  nghĩ tôi sẽ định cư ở Mỹ ) và 1 quyển thơ đạo có đề cập đôi chút về thiền .
Bạn không hề khuyên tôi thiền , nhưng biết tôi hay suy nghĩ nên  chỉ ngầm nhắn nhủ qua cuốn sách .Tôi ngộ đạo và theo thiền từ đó .

Ngày nay , tuổi đời đã qua ngưỡng "  Cổ lai hy " tôi có sức khoẻ tốt , vật chất đũ , thật tự do , cuộc sống thật thong dong , thanh thản .

Ngạn ngữ cho rằng phước thì  " bất trùng lai  " , nhưng tôi thật may mắn , năm 2015 từ Úc xa xôi Bạn lặn lội sang Pháp thăm tôi . Chúng tôi đã có 1 tháng bên nhau thật thân tình .
Bạn  theo thiền trước tôi và tu hành thật tinh tấn lại có 1 gia đình nhiều thế hệ cùng sống chung với nhau thật đầm ấm . Rõ ràng là " Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân " .
Tôi thật mừng cho Bạn .





Người Bạn thứ tư .

Năm 1976 , tôi đi " luyện chưởng " ở Miền Bắc và vài năm trước khi được thả , tôi làm "tiều phu" ở Đội Lâm Sản của Trại tù K1 – Tân Lập – Vĩnh Phú  và quen Bạn từ dạo đó .
Bạn là hậu duệ của Cụ Phan Bội Châu , quê ở Miền Trung  , lớn hơn tôi 4 tuổi , nguyên  là Sĩ Quan Không Quân .

Là Đội Trưởng của Đội LS , Bạn chuyên lên rừng chọn – đốn gỗ và chuyển về trại cung cấp cho Đội Cưa Xẻ .

Tôi là đội viên cũng phải lên rừng "  hiến máu "  cho vắt , nhưng tôi chỉ chặt củi để cung cấp cho những bếp của trại . 
Năm sau cùng thì tôi trở thành  tài xế xe trâu  chuyên chở củi từ rừng về trại .

Bạn là Đội Trưởng từ khi chúng tôi được chuyển về Trại Tân Lập , nhưng có lẻ do gène gia tộc ( của Cụ Phan Bội Châu ) nên không như hầu hết những Đội Trưởng khác , Bạn lao động thật tốt , thật có tư cách , không bao giờ khắt khe hoặc hại ai , Bạn  cũng vô cùng khí khái , không bao giờ nhận ân huệ nào của cán bộ vc dành riêng cho Bạn . 
Những bạn tù khác ai cũng quý mến Bạn và cán bộ VC cũng thật nễ  tư cách của Bạn .

Tôi không nhớ là lúc nào chúng tôi thân nhau nhưng chúng tôi đã sống chung nhóm với nhau cho đến khi kẻ trước người sau ra tù .

Ngoài giờ lao động riêng lẻ . Chúng tôi 4 đứa luôn sinh hoạt , ăn uống chung với nhau , cùng chia xẻ từng cọng rau , hạt muối hay những ngọt bùi ...  .

Bạn may mắn có người thân ở Mỹ , nên thỉnh thoảng được gia đình tiếp tế .

Còn tôi tuy ít may về gia cảnh , nhưng nhờ Trời thương nên có cả một kho tàng thiên nhiên của núi rừng . Tôi là " đại sát thủ " , lợi dụng khi lao động không có" bò vàng" ( công an ) đi theo nhất là lợi dụng  sự nới lỏng  (bớt khắt khe) của VC , với những chiếc bẩy thần sầu và những  cần câu cắm , hầu như lúc nào tôi cũng có chim , cá , rùa , rắn ...  .

Tánh Bạn hào sảng , khi nhận được tiếp tế thì giao tất cả cho tôi chi dùng .
Nhóm nhỏ của chúng tôi còn có Anh bạn tù khác , tuy lao động thì "  trây lười " ( từ ngữ của VC  ) , nhưng việc riêng của nhóm về  ăn uống thì thật hăng say . Do đó trước khi được trả về " nhà tù lớn" của xã hội , da dẻ của chúng tôi đã khá hồng hào .

Tôi ra tù trước Bạn vài tháng . 
Cũng như hầu hết gia đình đều rạn nứt hoặc đổ vỡ , hoàn cảnh của Bạn còn bi đát hơn tôi nhiều . Vợ Bạn đã thay đổi , nhưng nhờ hồ sơ , lý lịch của Bạn nên cùng 2 cậu con được phép đi định cư ở Hoa Kỳ .
Bạn vì không có tên trong danh sách , lại trắng tay không có tiền lót cho VC theo " thủ tục đầu tiên "  (nói lái) nên bị kẹt lại VN .

Cuối năm 1983 , tôi vượt biển sang định cư ở Pháp có liên lạc và hổ trợ cho Bạn  đôi chút , nhưng là người tự trọng , sau vài lần Bạn cố tình không liên lạc với tôi .
Nhiều lần tôi đã  nhờ người thân  ở VN tìm kiếm Bạn  , đồng thời nhắn tin qua Bạn Bè và các Hội Đoàn nhất là của Không Quân  , nhưng hoàn toàn không có kết quả .

Mải đến năm 2015 mới biết tin là từ lâu Bạn đã trở về Miền Trung sống và qua đời  năm 2013 vì bị bại liệt .

Bạn  và tôi , tuy chỉ vài năm đồng cam cộng khổ trong trại tù , nhưng người khí khái và có tư cách tốt như Bạn  không có nhiều lắm trên đời này . 

Cho đến hết cuộc đời, tôi vẫn luôn thương nhớ Bạn .


Trong cuộc sống 2 tiếng Bạn – Bè thường được ghép chung và thế giới ngày nay dù thật văn minh , tiến bộ vẫn chưa có cái máy nào phân biệt được Bạn và Bè  .

Tuy nhiên khi gặp khó  ta sẽ biết được ai mới thật là Bạn  
Bạn thân thường có những đặc tính sau đây :

B: bao dung 
A: an toàn  
N: nhường nhịn
 
T: thương yêu 
H: hiền hòa 
Â: ấm áp 
N: ngọt ngào

Có được tình Bạn chân thật là một trong những hạnh phúc của cuộc đời  .
Tôi thật may mắn ,  không chỉ có một mà nhiều tình Bạn thật tuyệt vời và tôi luôn khắc ghi về những kỹ niệm với những người Bạn này .

Paris , hè 2016
       TKD



mercredi 20 juillet 2016

Sơ Cứu




Sơ cứu 
    Làm người ai cũng muốn sống lâu , sống khoẻ , sống yên bình , tuy nhiên trong cuộc sống có biết bao điều thật bất ngờ xảy đến cho ta hay cho người thân . Những tai nạn như : bị phỏng , bị ngả té , bị bất tỉnh , bị ra máu nhiều , ngưng thở ..v.v .  

       Dỉ nhiên, việc cứu chửa phải cần đến giới chuyên môn , nhưng có những trường hợp như nạn nhân bị ra máu nhiều hoặc vừa ngưng thở  ... , nếu không được sơ cứu kịp thời , thì khi SAMU hay POMPIERS đến , e rằng ‘’ đã quá muộn ‘’ .
       Mạng người vốn quý , do đó trong phạm vi bài viết này tôi cố gắng trình bày một số khái niệm cơ-bản về sơ cứu để các bạn nắm lấy , rồi tuỳ hoàn cảnh mà ứng dụng khi cần  .
       Điểm đáng lưu ý là trong việc cứu người ‘’yếu tố an toàn ‘’ phải được đặt lên trên hết , trước tiên an toàn cho ta , kế đến cho nạn nhân và sau hết cho những người khác .
       Thí dụ như khi thấy 1 người bị bất tỉnh mà bên cạnh có vật dụng như : cưa điện , khoan điện , máy xấy tóc ... thì việc đầu tiên là phải cúp điện , tháo dụng cụ ra khỏi ổ cắm điện , dời xa tầm tay của trẻ con  , trước khi đụng đến nạn nhân . Nếu không , rất có thể ta cũng sẽ bị đìện giật như nạn nhân .

Tóm lại , trong tất cả trường hợp , khi phát hiện 1 tai nạn  , ta  phải :
·          -  Cẩn thận khi đến cứu nạn nhân ( yếu tố an toàn ) .
·          -  Quan sát , hỏi nạn nhân hoặc nhân chứng  để biết nguyên nhân và tình trạng  .
·          -  Gọi hoặc nhờ gọi cấp cứu
·         -  Sơ cứu ( tuỳ trường hợp )
Trong việc gọi cấp cứu , ngoài điện thoại cố định hay di động ta có thể dùng điện thoại công cộng ( cabine téléphonique ) không cần thẻ điện thoại hoặc từ borne d’appel  (trong các ga xe lửa , xe điện ngầm ... ) gọi cho 1 trong các đơn vị sau :
·          -   SAMU (urgence santé secours médicalisés ) : số 15 .
·          -   Sapeurs Pompiers ( tất cả mọi vấn đề cấp cứu ) : số 18 .
·          -  Police , Gendarmerie , Sécurité : số 17 .
·          -  SAMU Europe ( nếu đang ở nơi nào đó thuộc 25 nước Liên Hiệp Châu Âu) : số 112 .
Khi gọi cho đơn vị cấp cứu , cần nói ngắn gọn , rõ ràng , chỉ kể những gì tai nghe , mắt thấy , tránh phỏng đoán . Những điều cần nói là :
·           -  Cho số điện thoại nơi ta gọi  ( tên nếu cần ) .
·          -   Nguyên do kêu cứu ( tai nạn , bệnh ... ) .
·          -  Hiểm nguy hoặc rủi ro hiện tại  ( hoả hoạn , hoá chất ... ) .
·          -   Địa chỉ chính xác nơi xảy ra tai nạn .
·          -  Số nạn nhân và tình trạng của nạn nhân .
·          -   Điều sơ cứu đã hoặc sẽ thực hiện .
·          -  Xin ý kiến .
( Chỉ gác điện thoại khi được đơn vị cấp cứu dồng ý ) .
thí dụ về việc gọi cấp cứu .
·        Chào SAMU .
·           -  Tôi gọi  Ông từ số 06 12 34 56 78  .
·           -  để báo cho ông : 1 người đàn ông 60 tuổi bị bất tỉnh nhưng còn thở .
·           -  Tôi đã đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S ( position latérale de sécurité ) .
·           -  địa chỉ của chúng tôi là : số 27 , đường Tolbiac , quận 13 Paris , lầu 5 , sẽ có người              đón ông ở cửa vào .
·           -  Tôi có thể gác máy ? .
  Sau đây là vài trường hợp rất cần được sơ cứu :
1-        Trẻ con nuốt vật lạ bị nghẹt thở  hoặc người lớn ăn vội bị nghẹn không thở được - xem thêm linkNGẠT THỞ DO DỊ VẬT - cấp cứu với thủ thuật Heimlich ...)
  
  Triệu chứng là nạn nhân 2 tay ôm cổ , miệng há hốc , không ho được và không thở được .
  Ta để nạn nhân đứng , đầu hơi khom về phía trước . Ta đứng phía sau , 1tay ta đở nhẹ ngực nạn nhân , bàn tay kia vổ mạnh 5 lần vào lưng nạn nhân ở phần giữa 2 xương bả vai . Vật lạ sẻ văng ra , hoặc nếu còn trong miệng , ta có thể dùng 2 ngón tay lấy ra . Nạn nhân sẽ ho và thở lại được  .
 
  Nếu chưa có kết quả , ta làm thêm phương pháp HEIMLICH :

thủ thuật Heimlich
Nạn nhân vẫn trong tư thế đứng , đầu hơi khom về trước . Ta đứng sát lưng nạn nhân , 1 nắm tay ta đặt trước bụng nạn nhân , vị trí ở giữa xương mỏ ác ( sternum ) và rốn , phần lưng bàn tay hướng lên trên  . Bàn tay kia của ta chụp lên nắm tay trước  rồi dùng 2 tay kéo ép mạnh bụng nạn nhân hướng từ dưới lên ( hình 1-b ) . Vật lạ sẽ văng ra .
  Động tác vổ lưng và phương pháp HEIMLICH có thể lập lại nhiều lần cho đến khi có kết quả . Sau đó ta gọi số 15 để xin thêm ý  .
  Nếu nạn nhân bất tỉnh và ngưng thở , ta áp dụng  phương pháp R.C.P  ( réanimation cardio- pulmonaire ) trình bày ở phần sau .

  
Trường hợp trẻ dưới 1 tuổi bị nghẹt thở  . Ta để trẻ nằm sấp trên cánh tay ta , đặt dọc theo đùi , bàn tay ta giữ đầu trẻ ( 2 ngón trỏ và giữa đặt 2 bên miệng ), đầu trẻ hơi chút xuống thấp . Cũng dùng bàn tay vổ 5 cái trên lưng trẻ như đã trình bày trước .
  Nếu chưa có kết quả , để trẻ nằm ngửa trên cánh tay ta , đặt dọc theo đùi, bàn tay đở đầu trẻ (đầu hơi chút xuống ) , dùng phần thịt ( tránh dùng móng ) của 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay kia ấn 5 cái phần dưới cùng của xương mỏ ác trẻ  .
  Ta lấy vật lạ ra khỏi miệng trẻ  , dổ dành trẻ và gọi số 15 xin ý kiến .
  Trường hợp cổ họng không bị bít hoàn toàn , nạn nhân còn thở được , không nên vổ lưng hay dùng phương pháp Heimlich mà nên gọi số 15 xin ý kiến .
2 - Nạn nhân bị ra máu nhiều :


vị thế thích hợp là nằm

  Lượng máu ở người đàn ông khoảng 4,7 lít , đàn bà 3,7 lít . Nếu bị mất máu nhiều , nạn nhân có thể chết trong thời gian ngắn . Do đó , khi thấy vết thương ra máu nhiều , điều cần thiết là phải cầm máu ngay bằng cách dùng bàn tay ta nắm chặt vết thương ( nếu tay ta sạch hay không có vết trầy , sướt ) . Điểm cần lưu ý là nhiều thứ bệnh có thể truyền qua đường máu , do đó , để được an toàn ta nên mang găng hoặc để tay ta trong 1 túi plastic  . Vị thế thích hợp nhất cho người bị ra máu nhiều là nằm và vết thương phải luôn được giữ chặt .




  Trường hợp ta phải đi gọi cấp cứu , có thể dùng băng ( pansement ) vải hoặc giấy buộc đủ chặt vết thương để tránh máu chảy trở lại , nhưng nhớ dùng chăn , drap ... phủ nạn nhân để chống lạnh , đồng thời luôn quan sát vết thương cũng như an ủi , động viên nạn nhân .
  Nếu việc bịt chặt vết thương hay băng bó không đủ hiệu quả hoặc nếu vết thương do bị gảy hở hay có vật lạ ( dao , vật bén nhọn , mảnh thuỷ tinh ... ) hoặc không tìm được vật gì để băng bó , ta phải nghĩ ngay đến việc cầm máu từ xa ( compression à distance ) ở những điểm theo hình .


điểm ấn động mạch ở háng
-          Trường hợp vết thương ở chân : dùng nắm tay ấn mạnh động mạch ở điểm giữa lằn gấp của háng  .

điểm ấn động mạch cánh tay

-          Trường hợp vết thương ở tay : bàn tay ta( trừ ngón cái )đặt dưới cánh tay trên của tay bị thương của nạn nhân . Ngón cái ta đặt vào phần lỏm giữa 2 bắp thịt , vặn nhẹ bắp thịt của nạn nhân và ấn ngón cái ta vào hướng xương theo hình  .


điểm ấn động mạch cổ

-          Trường hợp vết thương ở đầu : dùng 4 ngón của bàn tay ta tựa sau cổ nạn nhân , ngón cái ấn mạnh vào động mạch ở xương cổ theo hình .
Tuyệt đối không được lấy vật lạ ra khỏi vết thương ( vì có thể làm tăng việc ra máu ) . Trường hợp mỏi tay , có thể đổi tay khác , nhưng không được nới lỏng điểm đả ấn .
Trong một số trường hợp như phải đi kêu cứu hoặc phải đi cứu nhiều nạn nhân hay việc ấn động mạch  không hiệu quả ta có thể thay bằng  cột chặn mạch máu ( làm garrot ) , cách làm như sau :


làm garrot

-          1 tay ta vẫn ấn mạnh ở point de compression ( chân , tay ) .
-          gấp đôi vật  để làm garrot ( cà vạt , khăn choàng cổ , dây rộng bản và không co dản  ... ) , lòn dưới tay hay chân bị thương của nạn nhân , 2 đầu dây ở phía ta .
-          đầu gối ta đè trên 1 đầu dây , đầu dây kia luồn qua mắt dây ( boucle formée ), siết từ từ đến khi máu không còn chảy và cột gút 2 đầu dây ( để nạn nhân không thể tháo ra ) . ghi giờ làm garrot  và gọi cấp cứu . Tuyệt đối không được nới lỏng garrot và nhớ bảo vệ nạn nhân chống lạnh , trông chừng vết thương và an ủi nạn nhân .
3 - Nạn nhân bị bất tỉnh nhưng còn thở :
  Khi thấy 1 nạn nhân bị bất tỉnh ( không trả lời câu hỏi của ta như ông có nghe tôi không ? , có đau không ? ... hoặc không phản ứng khi ta yêu cầu mở mắt hay siết nhẹ tay ta ... ) ta cần biết thêm nạn nhân có còn thở không ? , có bị ra máu không ? .
  Trường hợp thấy nạn nhân bị ra máu phải cầm máu ngay . 


Còn muốn biết nạn nhân có còn thở không thì áp tai và má ta sát mũi nạn nhân . Tai để nghe tiếng động bình thường  hoặc không bình thường của sự thở , má để nhận biết luồng không khí do nạn nhân thở ra . Đồng thời  dùng mắt để quan sát sự phồng lên , xẹp xuống của bụng hay ngực nạn nhân .
  Nếu nạn nhân đã ngưng thở , ta áp dụng ngay pháp R.C.P ( réanimation cardio-pulmonaire ) sẽ trình bày ở phần sau .





thế nằm nghiêng an toàn PLS

  Nếu nạn nhân còn thở , ta phải đặt ngay nạn nhân trong tư thế P.L.S  ( position latérale de sécurité ) sau khi đã hoặc nhờ báo cho đơn vị cấp cứu . 
Khi nạn nhân bị bất tỉnh trong tư thế nằm ngửa  , lưỡi rụt về sau , lối dẩn không khí bị nghẽn , sẽ khó thở hoặc không thở được , do đó cần làm thông lối dẩn không khí cho nạn nhân :
-          tháo lỏng dây nịt , cà vạt , nút cổ áo , nút quần ...  .
-          đặt đầu nạn nhân hơi ngả về sau , cằm được nâng lên .



-          Mở miệng nạn nhân để xem có vật lạ ( như chewingum ...) để lấy ra .


thực hiện tư thế PLS
Cách đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S  :
-          tháo kính nạn nhân ( nếu có ) .
-          đặt 2 chân nạn nhân sát nhau .
-          đặt 1 cánh tay  nạn nhân thẳng góc với thân mình , gập cùi chỏ thẳng góc với   cánh tay tức sao cho cánh tay dưới song song với thân mình và bàn tay ngửa lên trên  .
-          Ta quỳ cạnh nạn nhân , chập 1 bàn tay ta vào bàn tay kia của nạn nhân , rồi áp lưng bàn tay nạn nhân vào sát tai của y  .
-          Tay kia của ta dựng 1 gối nạn nhân lên sao cho bàn chân vẫn chạm đất  
-          Xoay mình nạn nhân bằng cách đè gối nạn nhân - như 1 đòn bẩy - đến chạm đất ( h.3.d ) . Nếu vai nạn nhân không xoay hoàn toàn , dùng 2 gối ta giữ gối nạn nhân để thân mình nạn nhân không xoay trở lại vị trí củ . Dùng bàn tay ( tay  vừa kéo gối nạn nhân ) đè lên vai nạn nhân để hoàn tất việc xoay  .
-          Rút nhẹ bàn tay ta còn chập ở tay nạn nhân bằng cách dùng tay kia giữ lấy cùi chỏ của nạn nhân  , sao cho lưng bàn tay nạn nhân vẫn luôn kê dưới má  .
-          đặt chân nạn nhân vị thế thẳng góc với thân mình .
-          Dùng 2 ngón cái và giữa của ta mở miệng nạn nhân ( không động đậy đến đầu ) để chất nước trong miệng chảy ra ngoài  .
·        Trường hợp trẻ con và trẻ sơ sinh , cũng làm P.L.S như người lớn .
·        Riêng phụ nữ mang thai vị trí P.L.S thích hợp phía thân bên trái .
·        Trường hợp vết thương ở ngực , chân , tay  , vị thế P.L.S thích hợp nằm về phía có thương tích .
·        Nếu nạn nhân bị bất tỉnh trong tư thế nằm sấp , ta chỉ giúp thêm cho vị thế vững (stable )  và làm thông lối dẩn không khí cho nạn nhân .
Việc đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S có thể gây tổn thương cho cột sống đặc biệt ở cổ , nhưng để nạn nhân thở được  vẫn  quan trọng hơn .
4- Nạn nhân ngưng thở :
  Khi nạn nhân ngưng thở , nếu không được sơ cứu ngay , tính mệnh sẽ bị nguy ngập . Trong bất kỳ trường hợp : chết đuối , trúng độc , bị điện giật , bệnh ..v.v .. , sau 2 lần được thổi không khí tiếp hơi , nhưng nạn nhân vẫn ngưng thở và mạch máu ngưng nhảy , phải lập tức thực hiện ngay việc sơ cứu R.C.P  (réanimation cardio-pulmonaire ) để tiếp dưỡng khí và làm luân lưu nhân tạo ( artificiellement ) máu cho cơ thể nạn nhân đồng thời gọi hay nhờ gọi báo ngay cho đơn vị cấp cứu như SAMU , POMPIERS .
  Phương pháp R.C.P :




-          đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt bằng , cứng .
-          Tháo lỏng dây nịt , cà vạt , nút áo-quần , đặt đầu nạn nhân hơi ngả về sau để giúp lối dẩn không khí được thông .



-          Thực hiện 2 lần thổi không khí vào miệng nạn nhân vừa đủ để ngực nạn nhân phồng lên , mỗi hơi thổi khoảng 5 giây ( nhớ dùng 2ngón cái và trỏ kẹp mũi nạn nhân để không khí không thoát ra , cũng như trước đó đã kiểm xem không có vật gì trong miệng nạn nhân ) .  
Cũng có thể thổi hơi vào mũi nạn nhân thay vì thổi vào miệng ( trường hợp này phải bịt kín miệng nạn nhân thay vì kẹp mũi ) và cũng có thể thổi cả vào mũi và miệng cùng lúc trường hợp trẻ dưới 1 tuổi ( miệng ta phủ cả miệng và mũi trẻ ‘’ bouche à bouche et nez ) , nhưng với trẻ con , ta chỉ thổi hơi khoảng 3 giây thôi .


làm RCP người lớn

-          đợi khoảng 10 giây , nếu không có dấu hiệu của sự thở trở lại , ta làm tiếp việc ép ngực nạn nhân ( compression thorax ) 15 lần ở vùng dưới của phần giữa xương mỏ ác ( sternum ) và phần trủng của cổ với nhịp điệu 100 lần ấn / 1 phút .
Sau đó , thổi lại 2 lần hơi , ngưng 10 giây rồi ấn ngực 15 lần ...  ...  ...  cho đến khi nạn nhân thở lại được và tim hoạt động lại .

làm RCP cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi
Với trẻ từ 1 đến 8 tuổi : sau 1 lần thổi hơi  ta chỉ dùng gót của 1bàn tay ( talon d’une seule main ) để ấn ngực thay vì dùng cả 2 bàn tay như cho người lớn  cũng với nhịp độ 100 lần / 1 phút .



làm RCP cho trẻ dưới 1 tuổi
Nếu trẻ dưới 1 tuổi : dùng phần thịt ( pulpe ) của 2 ngón trỏ và giữa ấn 5 lần phần ngực dưới xương mỏ ác  ( sternum ) , luân phiên 1 lần thổi hơi , rồi 5 lần ấn  ... cũng cùng nhịp độ như người lớn  .
Trường hợp đặc biệt , sau 2 lần được thổi hơi tiếp dưỡng khí , nạn nhân có phản ứng như cử động , ho ... nhưng vẫn không thở được , ta thực hiện tiếp 10 đến 12 lần thổi hơi ( 1 phút ) mỗi hơi 5 giây cho người lớn ; 20 lần (1 phút ) thổi hơi , mỗi hơi 3 giây cho trẻ dưới 8 tuổi . Sau đó , tiếp tục  pháp ấn ngực  như trên .
Nếu sự lưu thông của máu nạn nhân vãn hồi , ta tiếp tục việc thổi hơi và quan sát sự lưu thông của máu sau mỗi phút thổi hơi .
Nếu ta thổi hơi đúng cách , nhưng ngực nạn nhân không phồng lên , tức ống dẩn khí bị nghẹt , phải dùng phương pháp ép ngực ( compression thoracique ) để trục vật lạ ra , nhưng trước đó cần xem kỷ lại miệng nạn nhân coi có vật gì không .
Khi vật lạ đã được lấy ra , ta tiếp tục thổi hơi  và ấn ngực nạn nhân cho tới khi SAMU hay Pompiers đến .
Việc sơ cứu rất hữu ích và cần thiết , nhưng không thể thay thế  cho giới chuyên môn SAMU, Pompiers ... do đó trong mọi trường hợp của tai nạn , phải báo ngay cho những đơn vị này  để được cứu chửa hoặc xin ý kiến .
Nếu có thể , nên liên lạc với Protection Civile de Paris  địa chỉ số   6 , rue Larrey - 75005 Paris , điện thoại  01.43.37.01.01 hoặc  contact@protectioncivile.org    , xin học khoá AFPS (khoảng 10 giờ ) để biết được tường tận hơn về sơ cứu .
                                                                                 Paris, xuân 2006 .
                                                                                        T.K.D
-

Sơ cứu 
    Làm người ai cũng muốn sống lâu , sống khoẻ , sống yên bình , tuy nhiên trong cuộc sống có biết bao điều thật bất ngờ xảy đến cho ta hay cho người thân . Những tai nạn như : bị phỏng , bị ngả té , bị bất tỉnh , bị ra máu nhiều , ngưng thở ..v.v .  

       Dỉ nhiên, việc cứu chửa phải cần đến giới chuyên môn , nhưng có những trường hợp như nạn nhân bị ra máu nhiều hoặc vừa ngưng thở  ... , nếu không được sơ cứu kịp thời , thì khi SAMU hay POMPIERS đến , e rằng ‘’ đã quá muộn ‘’ .
       Mạng người vốn quý , do đó trong phạm vi bài viết này tôi cố gắng trình bày một số khái niệm cơ-bản về sơ cứu để các bạn nắm lấy , rồi tuỳ hoàn cảnh mà ứng dụng khi cần  .
       Điểm đáng lưu ý là trong việc cứu người ‘’yếu tố an toàn ‘’ phải được đặt lên trên hết , trước tiên an toàn cho ta , kế đến cho nạn nhân và sau hết cho những người khác .
       Thí dụ như khi thấy 1 người bị bất tỉnh mà bên cạnh có vật dụng như : cưa điện , khoan điện , máy xấy tóc ... thì việc đầu tiên là phải cúp điện , tháo dụng cụ ra khỏi ổ cắm điện , dời xa tầm tay của trẻ con  , trước khi đụng đến nạn nhân . Nếu không , rất có thể ta cũng sẽ bị đìện giật như nạn nhân .

Tóm lại , trong tất cả trường hợp , khi phát hiện 1 tai nạn  , ta  phải :
·          -  Cẩn thận khi đến cứu nạn nhân ( yếu tố an toàn ) .
·          -  Quan sát , hỏi nạn nhân hoặc nhân chứng  để biết nguyên nhân và tình trạng  .
·          -  Gọi hoặc nhờ gọi cấp cứu
·         -  Sơ cứu ( tuỳ trường hợp )
Trong việc gọi cấp cứu , ngoài điện thoại cố định hay di động ta có thể dùng điện thoại công cộng ( cabine téléphonique ) không cần thẻ điện thoại hoặc từ borne d’appel  (trong các ga xe lửa , xe điện ngầm ... ) gọi cho 1 trong các đơn vị sau :
·          -   SAMU (urgence santé secours médicalisés ) : số 15 .
·          -   Sapeurs Pompiers ( tất cả mọi vấn đề cấp cứu ) : số 18 .
·          -  Police , Gendarmerie , Sécurité : số 17 .
·          -  SAMU Europe ( nếu đang ở nơi nào đó thuộc 25 nước Liên Hiệp Châu Âu) : số 112 .
Khi gọi cho đơn vị cấp cứu , cần nói ngắn gọn , rõ ràng , chỉ kể những gì tai nghe , mắt thấy , tránh phỏng đoán . Những điều cần nói là :
·           -  Cho số điện thoại nơi ta gọi  ( tên nếu cần ) .
·          -   Nguyên do kêu cứu ( tai nạn , bệnh ... ) .
·          -  Hiểm nguy hoặc rủi ro hiện tại  ( hoả hoạn , hoá chất ... ) .
·          -   Địa chỉ chính xác nơi xảy ra tai nạn .
·          -  Số nạn nhân và tình trạng của nạn nhân .
·          -   Điều sơ cứu đã hoặc sẽ thực hiện .
·          -  Xin ý kiến .
( Chỉ gác điện thoại khi được đơn vị cấp cứu dồng ý ) .
thí dụ về việc gọi cấp cứu .
·        Chào SAMU .
·           -  Tôi gọi  Ông từ số 06 12 34 56 78  .
·           -  để báo cho ông : 1 người đàn ông 60 tuổi bị bất tỉnh nhưng còn thở .
·           -  Tôi đã đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S ( position latérale de sécurité ) .
·           -  địa chỉ của chúng tôi là : số 27 , đường Tolbiac , quận 13 Paris , lầu 5 , sẽ có người              đón ông ở cửa vào .
·           -  Tôi có thể gác máy ? .
  Sau đây là vài trường hợp rất cần được sơ cứu :
1-        Trẻ con nuốt vật lạ bị nghẹt thở  hoặc người lớn ăn vội bị nghẹn không thở được - xem thêm linkNGẠT THỞ DO DỊ VẬT - cấp cứu với thủ thuật Heimlich ...)
  
  Triệu chứng là nạn nhân 2 tay ôm cổ , miệng há hốc , không ho được và không thở được .
  Ta để nạn nhân đứng , đầu hơi khom về phía trước . Ta đứng phía sau , 1tay ta đở nhẹ ngực nạn nhân , bàn tay kia vổ mạnh 5 lần vào lưng nạn nhân ở phần giữa 2 xương bả vai . Vật lạ sẻ văng ra , hoặc nếu còn trong miệng , ta có thể dùng 2 ngón tay lấy ra . Nạn nhân sẽ ho và thở lại được  .
 
  Nếu chưa có kết quả , ta làm thêm phương pháp HEIMLICH :

thủ thuật Heimlich
Nạn nhân vẫn trong tư thế đứng , đầu hơi khom về trước . Ta đứng sát lưng nạn nhân , 1 nắm tay ta đặt trước bụng nạn nhân , vị trí ở giữa xương mỏ ác ( sternum ) và rốn , phần lưng bàn tay hướng lên trên  . Bàn tay kia của ta chụp lên nắm tay trước  rồi dùng 2 tay kéo ép mạnh bụng nạn nhân hướng từ dưới lên ( hình 1-b ) . Vật lạ sẽ văng ra .
  Động tác vổ lưng và phương pháp HEIMLICH có thể lập lại nhiều lần cho đến khi có kết quả . Sau đó ta gọi số 15 để xin thêm ý  .
  Nếu nạn nhân bất tỉnh và ngưng thở , ta áp dụng  phương pháp R.C.P  ( réanimation cardio- pulmonaire ) trình bày ở phần sau .

  
Trường hợp trẻ dưới 1 tuổi bị nghẹt thở  . Ta để trẻ nằm sấp trên cánh tay ta , đặt dọc theo đùi , bàn tay ta giữ đầu trẻ ( 2 ngón trỏ và giữa đặt 2 bên miệng ), đầu trẻ hơi chút xuống thấp . Cũng dùng bàn tay vổ 5 cái trên lưng trẻ như đã trình bày trước .
  Nếu chưa có kết quả , để trẻ nằm ngửa trên cánh tay ta , đặt dọc theo đùi, bàn tay đở đầu trẻ (đầu hơi chút xuống ) , dùng phần thịt ( tránh dùng móng ) của 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay kia ấn 5 cái phần dưới cùng của xương mỏ ác trẻ  .
  Ta lấy vật lạ ra khỏi miệng trẻ  , dổ dành trẻ và gọi số 15 xin ý kiến .
  Trường hợp cổ họng không bị bít hoàn toàn , nạn nhân còn thở được , không nên vổ lưng hay dùng phương pháp Heimlich mà nên gọi số 15 xin ý kiến .
2 - Nạn nhân bị ra máu nhiều :


vị thế thích hợp là nằm

  Lượng máu ở người đàn ông khoảng 4,7 lít , đàn bà 3,7 lít . Nếu bị mất máu nhiều , nạn nhân có thể chết trong thời gian ngắn . Do đó , khi thấy vết thương ra máu nhiều , điều cần thiết là phải cầm máu ngay bằng cách dùng bàn tay ta nắm chặt vết thương ( nếu tay ta sạch hay không có vết trầy , sướt ) . Điểm cần lưu ý là nhiều thứ bệnh có thể truyền qua đường máu , do đó , để được an toàn ta nên mang găng hoặc để tay ta trong 1 túi plastic  . Vị thế thích hợp nhất cho người bị ra máu nhiều là nằm và vết thương phải luôn được giữ chặt .




  Trường hợp ta phải đi gọi cấp cứu , có thể dùng băng ( pansement ) vải hoặc giấy buộc đủ chặt vết thương để tránh máu chảy trở lại , nhưng nhớ dùng chăn , drap ... phủ nạn nhân để chống lạnh , đồng thời luôn quan sát vết thương cũng như an ủi , động viên nạn nhân .
  Nếu việc bịt chặt vết thương hay băng bó không đủ hiệu quả hoặc nếu vết thương do bị gảy hở hay có vật lạ ( dao , vật bén nhọn , mảnh thuỷ tinh ... ) hoặc không tìm được vật gì để băng bó , ta phải nghĩ ngay đến việc cầm máu từ xa ( compression à distance ) ở những điểm theo hình .


điểm ấn động mạch ở háng
-          Trường hợp vết thương ở chân : dùng nắm tay ấn mạnh động mạch ở điểm giữa lằn gấp của háng  .

điểm ấn động mạch cánh tay

-          Trường hợp vết thương ở tay : bàn tay ta( trừ ngón cái )đặt dưới cánh tay trên của tay bị thương của nạn nhân . Ngón cái ta đặt vào phần lỏm giữa 2 bắp thịt , vặn nhẹ bắp thịt của nạn nhân và ấn ngón cái ta vào hướng xương theo hình  .


điểm ấn động mạch cổ

-          Trường hợp vết thương ở đầu : dùng 4 ngón của bàn tay ta tựa sau cổ nạn nhân , ngón cái ấn mạnh vào động mạch ở xương cổ theo hình .
Tuyệt đối không được lấy vật lạ ra khỏi vết thương ( vì có thể làm tăng việc ra máu ) . Trường hợp mỏi tay , có thể đổi tay khác , nhưng không được nới lỏng điểm đả ấn .
Trong một số trường hợp như phải đi kêu cứu hoặc phải đi cứu nhiều nạn nhân hay việc ấn động mạch  không hiệu quả ta có thể thay bằng  cột chặn mạch máu ( làm garrot ) , cách làm như sau :


làm garrot

-          1 tay ta vẫn ấn mạnh ở point de compression ( chân , tay ) .
-          gấp đôi vật  để làm garrot ( cà vạt , khăn choàng cổ , dây rộng bản và không co dản  ... ) , lòn dưới tay hay chân bị thương của nạn nhân , 2 đầu dây ở phía ta .
-          đầu gối ta đè trên 1 đầu dây , đầu dây kia luồn qua mắt dây ( boucle formée ), siết từ từ đến khi máu không còn chảy và cột gút 2 đầu dây ( để nạn nhân không thể tháo ra ) . ghi giờ làm garrot  và gọi cấp cứu . Tuyệt đối không được nới lỏng garrot và nhớ bảo vệ nạn nhân chống lạnh , trông chừng vết thương và an ủi nạn nhân .
3 - Nạn nhân bị bất tỉnh nhưng còn thở :
  Khi thấy 1 nạn nhân bị bất tỉnh ( không trả lời câu hỏi của ta như ông có nghe tôi không ? , có đau không ? ... hoặc không phản ứng khi ta yêu cầu mở mắt hay siết nhẹ tay ta ... ) ta cần biết thêm nạn nhân có còn thở không ? , có bị ra máu không ? .
  Trường hợp thấy nạn nhân bị ra máu phải cầm máu ngay . 


Còn muốn biết nạn nhân có còn thở không thì áp tai và má ta sát mũi nạn nhân . Tai để nghe tiếng động bình thường  hoặc không bình thường của sự thở , má để nhận biết luồng không khí do nạn nhân thở ra . Đồng thời  dùng mắt để quan sát sự phồng lên , xẹp xuống của bụng hay ngực nạn nhân .
  Nếu nạn nhân đã ngưng thở , ta áp dụng ngay pháp R.C.P ( réanimation cardio-pulmonaire ) sẽ trình bày ở phần sau .





thế nằm nghiêng an toàn PLS

  Nếu nạn nhân còn thở , ta phải đặt ngay nạn nhân trong tư thế P.L.S  ( position latérale de sécurité ) sau khi đã hoặc nhờ báo cho đơn vị cấp cứu . 
Khi nạn nhân bị bất tỉnh trong tư thế nằm ngửa  , lưỡi rụt về sau , lối dẩn không khí bị nghẽn , sẽ khó thở hoặc không thở được , do đó cần làm thông lối dẩn không khí cho nạn nhân :
-          tháo lỏng dây nịt , cà vạt , nút cổ áo , nút quần ...  .
-          đặt đầu nạn nhân hơi ngả về sau , cằm được nâng lên .



-          Mở miệng nạn nhân để xem có vật lạ ( như chewingum ...) để lấy ra .


thực hiện tư thế PLS
Cách đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S  :
-          tháo kính nạn nhân ( nếu có ) .
-          đặt 2 chân nạn nhân sát nhau .
-          đặt 1 cánh tay  nạn nhân thẳng góc với thân mình , gập cùi chỏ thẳng góc với   cánh tay tức sao cho cánh tay dưới song song với thân mình và bàn tay ngửa lên trên  .
-          Ta quỳ cạnh nạn nhân , chập 1 bàn tay ta vào bàn tay kia của nạn nhân , rồi áp lưng bàn tay nạn nhân vào sát tai của y  .
-          Tay kia của ta dựng 1 gối nạn nhân lên sao cho bàn chân vẫn chạm đất  
-          Xoay mình nạn nhân bằng cách đè gối nạn nhân - như 1 đòn bẩy - đến chạm đất ( h.3.d ) . Nếu vai nạn nhân không xoay hoàn toàn , dùng 2 gối ta giữ gối nạn nhân để thân mình nạn nhân không xoay trở lại vị trí củ . Dùng bàn tay ( tay  vừa kéo gối nạn nhân ) đè lên vai nạn nhân để hoàn tất việc xoay  .
-          Rút nhẹ bàn tay ta còn chập ở tay nạn nhân bằng cách dùng tay kia giữ lấy cùi chỏ của nạn nhân  , sao cho lưng bàn tay nạn nhân vẫn luôn kê dưới má  .
-          đặt chân nạn nhân vị thế thẳng góc với thân mình .
-          Dùng 2 ngón cái và giữa của ta mở miệng nạn nhân ( không động đậy đến đầu ) để chất nước trong miệng chảy ra ngoài  .
·        Trường hợp trẻ con và trẻ sơ sinh , cũng làm P.L.S như người lớn .
·        Riêng phụ nữ mang thai vị trí P.L.S thích hợp phía thân bên trái .
·        Trường hợp vết thương ở ngực , chân , tay  , vị thế P.L.S thích hợp nằm về phía có thương tích .
·        Nếu nạn nhân bị bất tỉnh trong tư thế nằm sấp , ta chỉ giúp thêm cho vị thế vững (stable )  và làm thông lối dẩn không khí cho nạn nhân .
Việc đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S có thể gây tổn thương cho cột sống đặc biệt ở cổ , nhưng để nạn nhân thở được  vẫn  quan trọng hơn .
4- Nạn nhân ngưng thở :
  Khi nạn nhân ngưng thở , nếu không được sơ cứu ngay , tính mệnh sẽ bị nguy ngập . Trong bất kỳ trường hợp : chết đuối , trúng độc , bị điện giật , bệnh ..v.v .. , sau 2 lần được thổi không khí tiếp hơi , nhưng nạn nhân vẫn ngưng thở và mạch máu ngưng nhảy , phải lập tức thực hiện ngay việc sơ cứu R.C.P  (réanimation cardio-pulmonaire ) để tiếp dưỡng khí và làm luân lưu nhân tạo ( artificiellement ) máu cho cơ thể nạn nhân đồng thời gọi hay nhờ gọi báo ngay cho đơn vị cấp cứu như SAMU , POMPIERS .
  Phương pháp R.C.P :




-          đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt bằng , cứng .
-          Tháo lỏng dây nịt , cà vạt , nút áo-quần , đặt đầu nạn nhân hơi ngả về sau để giúp lối dẩn không khí được thông .



-          Thực hiện 2 lần thổi không khí vào miệng nạn nhân vừa đủ để ngực nạn nhân phồng lên , mỗi hơi thổi khoảng 5 giây ( nhớ dùng 2ngón cái và trỏ kẹp mũi nạn nhân để không khí không thoát ra , cũng như trước đó đã kiểm xem không có vật gì trong miệng nạn nhân ) .  
Cũng có thể thổi hơi vào mũi nạn nhân thay vì thổi vào miệng ( trường hợp này phải bịt kín miệng nạn nhân thay vì kẹp mũi ) và cũng có thể thổi cả vào mũi và miệng cùng lúc trường hợp trẻ dưới 1 tuổi ( miệng ta phủ cả miệng và mũi trẻ ‘’ bouche à bouche et nez ) , nhưng với trẻ con , ta chỉ thổi hơi khoảng 3 giây thôi .


làm RCP người lớn

-          đợi khoảng 10 giây , nếu không có dấu hiệu của sự thở trở lại , ta làm tiếp việc ép ngực nạn nhân ( compression thorax ) 15 lần ở vùng dưới của phần giữa xương mỏ ác ( sternum ) và phần trủng của cổ với nhịp điệu 100 lần ấn / 1 phút .
Sau đó , thổi lại 2 lần hơi , ngưng 10 giây rồi ấn ngực 15 lần ...  ...  ...  cho đến khi nạn nhân thở lại được và tim hoạt động lại .

làm RCP cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi
Với trẻ từ 1 đến 8 tuổi : sau 1 lần thổi hơi  ta chỉ dùng gót của 1bàn tay ( talon d’une seule main ) để ấn ngực thay vì dùng cả 2 bàn tay như cho người lớn  cũng với nhịp độ 100 lần / 1 phút .



làm RCP cho trẻ dưới 1 tuổi
Nếu trẻ dưới 1 tuổi : dùng phần thịt ( pulpe ) của 2 ngón trỏ và giữa ấn 5 lần phần ngực dưới xương mỏ ác  ( sternum ) , luân phiên 1 lần thổi hơi , rồi 5 lần ấn  ... cũng cùng nhịp độ như người lớn  .
Trường hợp đặc biệt , sau 2 lần được thổi hơi tiếp dưỡng khí , nạn nhân có phản ứng như cử động , ho ... nhưng vẫn không thở được , ta thực hiện tiếp 10 đến 12 lần thổi hơi ( 1 phút ) mỗi hơi 5 giây cho người lớn ; 20 lần (1 phút ) thổi hơi , mỗi hơi 3 giây cho trẻ dưới 8 tuổi . Sau đó , tiếp tục  pháp ấn ngực  như trên .
Nếu sự lưu thông của máu nạn nhân vãn hồi , ta tiếp tục việc thổi hơi và quan sát sự lưu thông của máu sau mỗi phút thổi hơi .
Nếu ta thổi hơi đúng cách , nhưng ngực nạn nhân không phồng lên , tức ống dẩn khí bị nghẹt , phải dùng phương pháp ép ngực ( compression thoracique ) để trục vật lạ ra , nhưng trước đó cần xem kỷ lại miệng nạn nhân coi có vật gì không .
Khi vật lạ đã được lấy ra , ta tiếp tục thổi hơi  và ấn ngực nạn nhân cho tới khi SAMU hay Pompiers đến .
Việc sơ cứu rất hữu ích và cần thiết , nhưng không thể thay thế  cho giới chuyên môn SAMU, Pompiers ... do đó trong mọi trường hợp của tai nạn , phải báo ngay cho những đơn vị này  để được cứu chửa hoặc xin ý kiến .
Nếu có thể , nên liên lạc với Protection Civile de Paris  địa chỉ số   6 , rue Larrey - 75005 Paris , điện thoại  01.43.37.01.01 hoặc  contact@protectioncivile.org    , xin học khoá AFPS (khoảng 10 giờ ) để biết được tường tận hơn về sơ cứu .
                                                                                 Paris, xuân 2006 .
                                                                                        T.K.D
-

Sơ cứu 
    Làm người ai cũng muốn sống lâu , sống khoẻ , sống yên bình , tuy nhiên trong cuộc sống có biết bao điều thật bất ngờ xảy đến cho ta hay cho người thân . Những tai nạn như : bị phỏng , bị ngả té , bị bất tỉnh , bị ra máu nhiều , ngưng thở ..v.v .  

       Dỉ nhiên, việc cứu chửa phải cần đến giới chuyên môn , nhưng có những trường hợp như nạn nhân bị ra máu nhiều hoặc vừa ngưng thở  ... , nếu không được sơ cứu kịp thời , thì khi SAMU hay POMPIERS đến , e rằng ‘’ đã quá muộn ‘’ .
       Mạng người vốn quý , do đó trong phạm vi bài viết này tôi cố gắng trình bày một số khái niệm cơ-bản về sơ cứu để các bạn nắm lấy , rồi tuỳ hoàn cảnh mà ứng dụng khi cần  .
       Điểm đáng lưu ý là trong việc cứu người ‘’yếu tố an toàn ‘’ phải được đặt lên trên hết , trước tiên an toàn cho ta , kế đến cho nạn nhân và sau hết cho những người khác .
       Thí dụ như khi thấy 1 người bị bất tỉnh mà bên cạnh có vật dụng như : cưa điện , khoan điện , máy xấy tóc ... thì việc đầu tiên là phải cúp điện , tháo dụng cụ ra khỏi ổ cắm điện , dời xa tầm tay của trẻ con  , trước khi đụng đến nạn nhân . Nếu không , rất có thể ta cũng sẽ bị đìện giật như nạn nhân .

Tóm lại , trong tất cả trường hợp , khi phát hiện 1 tai nạn  , ta  phải :
·          -  Cẩn thận khi đến cứu nạn nhân ( yếu tố an toàn ) .
·          -  Quan sát , hỏi nạn nhân hoặc nhân chứng  để biết nguyên nhân và tình trạng  .
·          -  Gọi hoặc nhờ gọi cấp cứu
·         -  Sơ cứu ( tuỳ trường hợp )
Trong việc gọi cấp cứu , ngoài điện thoại cố định hay di động ta có thể dùng điện thoại công cộng ( cabine téléphonique ) không cần thẻ điện thoại hoặc từ borne d’appel  (trong các ga xe lửa , xe điện ngầm ... ) gọi cho 1 trong các đơn vị sau :
·          -   SAMU (urgence santé secours médicalisés ) : số 15 .
·          -   Sapeurs Pompiers ( tất cả mọi vấn đề cấp cứu ) : số 18 .
·          -  Police , Gendarmerie , Sécurité : số 17 .
·          -  SAMU Europe ( nếu đang ở nơi nào đó thuộc 25 nước Liên Hiệp Châu Âu) : số 112 .
Khi gọi cho đơn vị cấp cứu , cần nói ngắn gọn , rõ ràng , chỉ kể những gì tai nghe , mắt thấy , tránh phỏng đoán . Những điều cần nói là :
·           -  Cho số điện thoại nơi ta gọi  ( tên nếu cần ) .
·          -   Nguyên do kêu cứu ( tai nạn , bệnh ... ) .
·          -  Hiểm nguy hoặc rủi ro hiện tại  ( hoả hoạn , hoá chất ... ) .
·          -   Địa chỉ chính xác nơi xảy ra tai nạn .
·          -  Số nạn nhân và tình trạng của nạn nhân .
·          -   Điều sơ cứu đã hoặc sẽ thực hiện .
·          -  Xin ý kiến .
( Chỉ gác điện thoại khi được đơn vị cấp cứu dồng ý ) .
thí dụ về việc gọi cấp cứu .
·        Chào SAMU .
·           -  Tôi gọi  Ông từ số 06 12 34 56 78  .
·           -  để báo cho ông : 1 người đàn ông 60 tuổi bị bất tỉnh nhưng còn thở .
·           -  Tôi đã đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S ( position latérale de sécurité ) .
·           -  địa chỉ của chúng tôi là : số 27 , đường Tolbiac , quận 13 Paris , lầu 5 , sẽ có người              đón ông ở cửa vào .
·           -  Tôi có thể gác máy ? .
  Sau đây là vài trường hợp rất cần được sơ cứu :
1-        Trẻ con nuốt vật lạ bị nghẹt thở  hoặc người lớn ăn vội bị nghẹn không thở được - xem thêm linkNGẠT THỞ DO DỊ VẬT - cấp cứu với thủ thuật Heimlich ...)
  
  Triệu chứng là nạn nhân 2 tay ôm cổ , miệng há hốc , không ho được và không thở được .
  Ta để nạn nhân đứng , đầu hơi khom về phía trước . Ta đứng phía sau , 1tay ta đở nhẹ ngực nạn nhân , bàn tay kia vổ mạnh 5 lần vào lưng nạn nhân ở phần giữa 2 xương bả vai . Vật lạ sẻ văng ra , hoặc nếu còn trong miệng , ta có thể dùng 2 ngón tay lấy ra . Nạn nhân sẽ ho và thở lại được  .
 
  Nếu chưa có kết quả , ta làm thêm phương pháp HEIMLICH :

thủ thuật Heimlich
Nạn nhân vẫn trong tư thế đứng , đầu hơi khom về trước . Ta đứng sát lưng nạn nhân , 1 nắm tay ta đặt trước bụng nạn nhân , vị trí ở giữa xương mỏ ác ( sternum ) và rốn , phần lưng bàn tay hướng lên trên  . Bàn tay kia của ta chụp lên nắm tay trước  rồi dùng 2 tay kéo ép mạnh bụng nạn nhân hướng từ dưới lên ( hình 1-b ) . Vật lạ sẽ văng ra .
  Động tác vổ lưng và phương pháp HEIMLICH có thể lập lại nhiều lần cho đến khi có kết quả . Sau đó ta gọi số 15 để xin thêm ý  .
  Nếu nạn nhân bất tỉnh và ngưng thở , ta áp dụng  phương pháp R.C.P  ( réanimation cardio- pulmonaire ) trình bày ở phần sau .

  
Trường hợp trẻ dưới 1 tuổi bị nghẹt thở  . Ta để trẻ nằm sấp trên cánh tay ta , đặt dọc theo đùi , bàn tay ta giữ đầu trẻ ( 2 ngón trỏ và giữa đặt 2 bên miệng ), đầu trẻ hơi chút xuống thấp . Cũng dùng bàn tay vổ 5 cái trên lưng trẻ như đã trình bày trước .
  Nếu chưa có kết quả , để trẻ nằm ngửa trên cánh tay ta , đặt dọc theo đùi, bàn tay đở đầu trẻ (đầu hơi chút xuống ) , dùng phần thịt ( tránh dùng móng ) của 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay kia ấn 5 cái phần dưới cùng của xương mỏ ác trẻ  .
  Ta lấy vật lạ ra khỏi miệng trẻ  , dổ dành trẻ và gọi số 15 xin ý kiến .
  Trường hợp cổ họng không bị bít hoàn toàn , nạn nhân còn thở được , không nên vổ lưng hay dùng phương pháp Heimlich mà nên gọi số 15 xin ý kiến .
2 - Nạn nhân bị ra máu nhiều :


vị thế thích hợp là nằm

  Lượng máu ở người đàn ông khoảng 4,7 lít , đàn bà 3,7 lít . Nếu bị mất máu nhiều , nạn nhân có thể chết trong thời gian ngắn . Do đó , khi thấy vết thương ra máu nhiều , điều cần thiết là phải cầm máu ngay bằng cách dùng bàn tay ta nắm chặt vết thương ( nếu tay ta sạch hay không có vết trầy , sướt ) . Điểm cần lưu ý là nhiều thứ bệnh có thể truyền qua đường máu , do đó , để được an toàn ta nên mang găng hoặc để tay ta trong 1 túi plastic  . Vị thế thích hợp nhất cho người bị ra máu nhiều là nằm và vết thương phải luôn được giữ chặt .




  Trường hợp ta phải đi gọi cấp cứu , có thể dùng băng ( pansement ) vải hoặc giấy buộc đủ chặt vết thương để tránh máu chảy trở lại , nhưng nhớ dùng chăn , drap ... phủ nạn nhân để chống lạnh , đồng thời luôn quan sát vết thương cũng như an ủi , động viên nạn nhân .
  Nếu việc bịt chặt vết thương hay băng bó không đủ hiệu quả hoặc nếu vết thương do bị gảy hở hay có vật lạ ( dao , vật bén nhọn , mảnh thuỷ tinh ... ) hoặc không tìm được vật gì để băng bó , ta phải nghĩ ngay đến việc cầm máu từ xa ( compression à distance ) ở những điểm theo hình .


điểm ấn động mạch ở háng
-          Trường hợp vết thương ở chân : dùng nắm tay ấn mạnh động mạch ở điểm giữa lằn gấp của háng  .

điểm ấn động mạch cánh tay

-          Trường hợp vết thương ở tay : bàn tay ta( trừ ngón cái )đặt dưới cánh tay trên của tay bị thương của nạn nhân . Ngón cái ta đặt vào phần lỏm giữa 2 bắp thịt , vặn nhẹ bắp thịt của nạn nhân và ấn ngón cái ta vào hướng xương theo hình  .


điểm ấn động mạch cổ

-          Trường hợp vết thương ở đầu : dùng 4 ngón của bàn tay ta tựa sau cổ nạn nhân , ngón cái ấn mạnh vào động mạch ở xương cổ theo hình .
Tuyệt đối không được lấy vật lạ ra khỏi vết thương ( vì có thể làm tăng việc ra máu ) . Trường hợp mỏi tay , có thể đổi tay khác , nhưng không được nới lỏng điểm đả ấn .
Trong một số trường hợp như phải đi kêu cứu hoặc phải đi cứu nhiều nạn nhân hay việc ấn động mạch  không hiệu quả ta có thể thay bằng  cột chặn mạch máu ( làm garrot ) , cách làm như sau :


làm garrot

-          1 tay ta vẫn ấn mạnh ở point de compression ( chân , tay ) .
-          gấp đôi vật  để làm garrot ( cà vạt , khăn choàng cổ , dây rộng bản và không co dản  ... ) , lòn dưới tay hay chân bị thương của nạn nhân , 2 đầu dây ở phía ta .
-          đầu gối ta đè trên 1 đầu dây , đầu dây kia luồn qua mắt dây ( boucle formée ), siết từ từ đến khi máu không còn chảy và cột gút 2 đầu dây ( để nạn nhân không thể tháo ra ) . ghi giờ làm garrot  và gọi cấp cứu . Tuyệt đối không được nới lỏng garrot và nhớ bảo vệ nạn nhân chống lạnh , trông chừng vết thương và an ủi nạn nhân .
3 - Nạn nhân bị bất tỉnh nhưng còn thở :
  Khi thấy 1 nạn nhân bị bất tỉnh ( không trả lời câu hỏi của ta như ông có nghe tôi không ? , có đau không ? ... hoặc không phản ứng khi ta yêu cầu mở mắt hay siết nhẹ tay ta ... ) ta cần biết thêm nạn nhân có còn thở không ? , có bị ra máu không ? .
  Trường hợp thấy nạn nhân bị ra máu phải cầm máu ngay . 


Còn muốn biết nạn nhân có còn thở không thì áp tai và má ta sát mũi nạn nhân . Tai để nghe tiếng động bình thường  hoặc không bình thường của sự thở , má để nhận biết luồng không khí do nạn nhân thở ra . Đồng thời  dùng mắt để quan sát sự phồng lên , xẹp xuống của bụng hay ngực nạn nhân .
  Nếu nạn nhân đã ngưng thở , ta áp dụng ngay pháp R.C.P ( réanimation cardio-pulmonaire ) sẽ trình bày ở phần sau .





thế nằm nghiêng an toàn PLS

  Nếu nạn nhân còn thở , ta phải đặt ngay nạn nhân trong tư thế P.L.S  ( position latérale de sécurité ) sau khi đã hoặc nhờ báo cho đơn vị cấp cứu . 
Khi nạn nhân bị bất tỉnh trong tư thế nằm ngửa  , lưỡi rụt về sau , lối dẩn không khí bị nghẽn , sẽ khó thở hoặc không thở được , do đó cần làm thông lối dẩn không khí cho nạn nhân :
-          tháo lỏng dây nịt , cà vạt , nút cổ áo , nút quần ...  .
-          đặt đầu nạn nhân hơi ngả về sau , cằm được nâng lên .



-          Mở miệng nạn nhân để xem có vật lạ ( như chewingum ...) để lấy ra .


thực hiện tư thế PLS
Cách đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S  :
-          tháo kính nạn nhân ( nếu có ) .
-          đặt 2 chân nạn nhân sát nhau .
-          đặt 1 cánh tay  nạn nhân thẳng góc với thân mình , gập cùi chỏ thẳng góc với   cánh tay tức sao cho cánh tay dưới song song với thân mình và bàn tay ngửa lên trên  .
-          Ta quỳ cạnh nạn nhân , chập 1 bàn tay ta vào bàn tay kia của nạn nhân , rồi áp lưng bàn tay nạn nhân vào sát tai của y  .
-          Tay kia của ta dựng 1 gối nạn nhân lên sao cho bàn chân vẫn chạm đất  
-          Xoay mình nạn nhân bằng cách đè gối nạn nhân - như 1 đòn bẩy - đến chạm đất ( h.3.d ) . Nếu vai nạn nhân không xoay hoàn toàn , dùng 2 gối ta giữ gối nạn nhân để thân mình nạn nhân không xoay trở lại vị trí củ . Dùng bàn tay ( tay  vừa kéo gối nạn nhân ) đè lên vai nạn nhân để hoàn tất việc xoay  .
-          Rút nhẹ bàn tay ta còn chập ở tay nạn nhân bằng cách dùng tay kia giữ lấy cùi chỏ của nạn nhân  , sao cho lưng bàn tay nạn nhân vẫn luôn kê dưới má  .
-          đặt chân nạn nhân vị thế thẳng góc với thân mình .
-          Dùng 2 ngón cái và giữa của ta mở miệng nạn nhân ( không động đậy đến đầu ) để chất nước trong miệng chảy ra ngoài  .
·        Trường hợp trẻ con và trẻ sơ sinh , cũng làm P.L.S như người lớn .
·        Riêng phụ nữ mang thai vị trí P.L.S thích hợp phía thân bên trái .
·        Trường hợp vết thương ở ngực , chân , tay  , vị thế P.L.S thích hợp nằm về phía có thương tích .
·        Nếu nạn nhân bị bất tỉnh trong tư thế nằm sấp , ta chỉ giúp thêm cho vị thế vững (stable )  và làm thông lối dẩn không khí cho nạn nhân .
Việc đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S có thể gây tổn thương cho cột sống đặc biệt ở cổ , nhưng để nạn nhân thở được  vẫn  quan trọng hơn .
4- Nạn nhân ngưng thở :
  Khi nạn nhân ngưng thở , nếu không được sơ cứu ngay , tính mệnh sẽ bị nguy ngập . Trong bất kỳ trường hợp : chết đuối , trúng độc , bị điện giật , bệnh ..v.v .. , sau 2 lần được thổi không khí tiếp hơi , nhưng nạn nhân vẫn ngưng thở và mạch máu ngưng nhảy , phải lập tức thực hiện ngay việc sơ cứu R.C.P  (réanimation cardio-pulmonaire ) để tiếp dưỡng khí và làm luân lưu nhân tạo ( artificiellement ) máu cho cơ thể nạn nhân đồng thời gọi hay nhờ gọi báo ngay cho đơn vị cấp cứu như SAMU , POMPIERS .
  Phương pháp R.C.P :




-          đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt bằng , cứng .
-          Tháo lỏng dây nịt , cà vạt , nút áo-quần , đặt đầu nạn nhân hơi ngả về sau để giúp lối dẩn không khí được thông .



-          Thực hiện 2 lần thổi không khí vào miệng nạn nhân vừa đủ để ngực nạn nhân phồng lên , mỗi hơi thổi khoảng 5 giây ( nhớ dùng 2ngón cái và trỏ kẹp mũi nạn nhân để không khí không thoát ra , cũng như trước đó đã kiểm xem không có vật gì trong miệng nạn nhân ) .  
Cũng có thể thổi hơi vào mũi nạn nhân thay vì thổi vào miệng ( trường hợp này phải bịt kín miệng nạn nhân thay vì kẹp mũi ) và cũng có thể thổi cả vào mũi và miệng cùng lúc trường hợp trẻ dưới 1 tuổi ( miệng ta phủ cả miệng và mũi trẻ ‘’ bouche à bouche et nez ) , nhưng với trẻ con , ta chỉ thổi hơi khoảng 3 giây thôi .


làm RCP người lớn

-          đợi khoảng 10 giây , nếu không có dấu hiệu của sự thở trở lại , ta làm tiếp việc ép ngực nạn nhân ( compression thorax ) 15 lần ở vùng dưới của phần giữa xương mỏ ác ( sternum ) và phần trủng của cổ với nhịp điệu 100 lần ấn / 1 phút .
Sau đó , thổi lại 2 lần hơi , ngưng 10 giây rồi ấn ngực 15 lần ...  ...  ...  cho đến khi nạn nhân thở lại được và tim hoạt động lại .

làm RCP cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi
Với trẻ từ 1 đến 8 tuổi : sau 1 lần thổi hơi  ta chỉ dùng gót của 1bàn tay ( talon d’une seule main ) để ấn ngực thay vì dùng cả 2 bàn tay như cho người lớn  cũng với nhịp độ 100 lần / 1 phút .



làm RCP cho trẻ dưới 1 tuổi
Nếu trẻ dưới 1 tuổi : dùng phần thịt ( pulpe ) của 2 ngón trỏ và giữa ấn 5 lần phần ngực dưới xương mỏ ác  ( sternum ) , luân phiên 1 lần thổi hơi , rồi 5 lần ấn  ... cũng cùng nhịp độ như người lớn  .
Trường hợp đặc biệt , sau 2 lần được thổi hơi tiếp dưỡng khí , nạn nhân có phản ứng như cử động , ho ... nhưng vẫn không thở được , ta thực hiện tiếp 10 đến 12 lần thổi hơi ( 1 phút ) mỗi hơi 5 giây cho người lớn ; 20 lần (1 phút ) thổi hơi , mỗi hơi 3 giây cho trẻ dưới 8 tuổi . Sau đó , tiếp tục  pháp ấn ngực  như trên .
Nếu sự lưu thông của máu nạn nhân vãn hồi , ta tiếp tục việc thổi hơi và quan sát sự lưu thông của máu sau mỗi phút thổi hơi .
Nếu ta thổi hơi đúng cách , nhưng ngực nạn nhân không phồng lên , tức ống dẩn khí bị nghẹt , phải dùng phương pháp ép ngực ( compression thoracique ) để trục vật lạ ra , nhưng trước đó cần xem kỷ lại miệng nạn nhân coi có vật gì không .
Khi vật lạ đã được lấy ra , ta tiếp tục thổi hơi  và ấn ngực nạn nhân cho tới khi SAMU hay Pompiers đến .
Việc sơ cứu rất hữu ích và cần thiết , nhưng không thể thay thế  cho giới chuyên môn SAMU, Pompiers ... do đó trong mọi trường hợp của tai nạn , phải báo ngay cho những đơn vị này  để được cứu chửa hoặc xin ý kiến .
Nếu có thể , nên liên lạc với Protection Civile de Paris  địa chỉ số   6 , rue Larrey - 75005 Paris , điện thoại  01.43.37.01.01 hoặc  contact@protectioncivile.org    , xin học khoá AFPS (khoảng 10 giờ ) để biết được tường tận hơn về sơ cứu .
                                                                                 Paris, xuân 2006 .
                                                                                        T.K.D
-

Sơ cứu 
    Làm người ai cũng muốn sống lâu , sống khoẻ , sống yên bình , tuy nhiên trong cuộc sống có biết bao điều thật bất ngờ xảy đến cho ta hay cho người thân . Những tai nạn như : bị phỏng , bị ngả té , bị bất tỉnh , bị ra máu nhiều , ngưng thở ..v.v .  

       Dỉ nhiên, việc cứu chửa phải cần đến giới chuyên môn , nhưng có những trường hợp như nạn nhân bị ra máu nhiều hoặc vừa ngưng thở  ... , nếu không được sơ cứu kịp thời , thì khi SAMU hay POMPIERS đến , e rằng ‘’ đã quá muộn ‘’ .
       Mạng người vốn quý , do đó trong phạm vi bài viết này tôi cố gắng trình bày một số khái niệm cơ-bản về sơ cứu để các bạn nắm lấy , rồi tuỳ hoàn cảnh mà ứng dụng khi cần  .
       Điểm đáng lưu ý là trong việc cứu người ‘’yếu tố an toàn ‘’ phải được đặt lên trên hết , trước tiên an toàn cho ta , kế đến cho nạn nhân và sau hết cho những người khác .
       Thí dụ như khi thấy 1 người bị bất tỉnh mà bên cạnh có vật dụng như : cưa điện , khoan điện , máy xấy tóc ... thì việc đầu tiên là phải cúp điện , tháo dụng cụ ra khỏi ổ cắm điện , dời xa tầm tay của trẻ con  , trước khi đụng đến nạn nhân . Nếu không , rất có thể ta cũng sẽ bị đìện giật như nạn nhân .

Tóm lại , trong tất cả trường hợp , khi phát hiện 1 tai nạn  , ta  phải :
·          -  Cẩn thận khi đến cứu nạn nhân ( yếu tố an toàn ) .
·          -  Quan sát , hỏi nạn nhân hoặc nhân chứng  để biết nguyên nhân và tình trạng  .
·          -  Gọi hoặc nhờ gọi cấp cứu
·         -  Sơ cứu ( tuỳ trường hợp )
Trong việc gọi cấp cứu , ngoài điện thoại cố định hay di động ta có thể dùng điện thoại công cộng ( cabine téléphonique ) không cần thẻ điện thoại hoặc từ borne d’appel  (trong các ga xe lửa , xe điện ngầm ... ) gọi cho 1 trong các đơn vị sau :
·          -   SAMU (urgence santé secours médicalisés ) : số 15 .
·          -   Sapeurs Pompiers ( tất cả mọi vấn đề cấp cứu ) : số 18 .
·          -  Police , Gendarmerie , Sécurité : số 17 .
·          -  SAMU Europe ( nếu đang ở nơi nào đó thuộc 25 nước Liên Hiệp Châu Âu) : số 112 .
Khi gọi cho đơn vị cấp cứu , cần nói ngắn gọn , rõ ràng , chỉ kể những gì tai nghe , mắt thấy , tránh phỏng đoán . Những điều cần nói là :
·           -  Cho số điện thoại nơi ta gọi  ( tên nếu cần ) .
·          -   Nguyên do kêu cứu ( tai nạn , bệnh ... ) .
·          -  Hiểm nguy hoặc rủi ro hiện tại  ( hoả hoạn , hoá chất ... ) .
·          -   Địa chỉ chính xác nơi xảy ra tai nạn .
·          -  Số nạn nhân và tình trạng của nạn nhân .
·          -   Điều sơ cứu đã hoặc sẽ thực hiện .
·          -  Xin ý kiến .
( Chỉ gác điện thoại khi được đơn vị cấp cứu dồng ý ) .
thí dụ về việc gọi cấp cứu .
·        Chào SAMU .
·           -  Tôi gọi  Ông từ số 06 12 34 56 78  .
·           -  để báo cho ông : 1 người đàn ông 60 tuổi bị bất tỉnh nhưng còn thở .
·           -  Tôi đã đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S ( position latérale de sécurité ) .
·           -  địa chỉ của chúng tôi là : số 27 , đường Tolbiac , quận 13 Paris , lầu 5 , sẽ có người              đón ông ở cửa vào .
·           -  Tôi có thể gác máy ? .
  Sau đây là vài trường hợp rất cần được sơ cứu :
1-        Trẻ con nuốt vật lạ bị nghẹt thở  hoặc người lớn ăn vội bị nghẹn không thở được - xem thêm linkNGẠT THỞ DO DỊ VẬT - cấp cứu với thủ thuật Heimlich ...)
  
  Triệu chứng là nạn nhân 2 tay ôm cổ , miệng há hốc , không ho được và không thở được .
  Ta để nạn nhân đứng , đầu hơi khom về phía trước . Ta đứng phía sau , 1tay ta đở nhẹ ngực nạn nhân , bàn tay kia vổ mạnh 5 lần vào lưng nạn nhân ở phần giữa 2 xương bả vai . Vật lạ sẻ văng ra , hoặc nếu còn trong miệng , ta có thể dùng 2 ngón tay lấy ra . Nạn nhân sẽ ho và thở lại được  .
 
  Nếu chưa có kết quả , ta làm thêm phương pháp HEIMLICH :

thủ thuật Heimlich
Nạn nhân vẫn trong tư thế đứng , đầu hơi khom về trước . Ta đứng sát lưng nạn nhân , 1 nắm tay ta đặt trước bụng nạn nhân , vị trí ở giữa xương mỏ ác ( sternum ) và rốn , phần lưng bàn tay hướng lên trên  . Bàn tay kia của ta chụp lên nắm tay trước  rồi dùng 2 tay kéo ép mạnh bụng nạn nhân hướng từ dưới lên ( hình 1-b ) . Vật lạ sẽ văng ra .
  Động tác vổ lưng và phương pháp HEIMLICH có thể lập lại nhiều lần cho đến khi có kết quả . Sau đó ta gọi số 15 để xin thêm ý  .
  Nếu nạn nhân bất tỉnh và ngưng thở , ta áp dụng  phương pháp R.C.P  ( réanimation cardio- pulmonaire ) trình bày ở phần sau .

  
Trường hợp trẻ dưới 1 tuổi bị nghẹt thở  . Ta để trẻ nằm sấp trên cánh tay ta , đặt dọc theo đùi , bàn tay ta giữ đầu trẻ ( 2 ngón trỏ và giữa đặt 2 bên miệng ), đầu trẻ hơi chút xuống thấp . Cũng dùng bàn tay vổ 5 cái trên lưng trẻ như đã trình bày trước .
  Nếu chưa có kết quả , để trẻ nằm ngửa trên cánh tay ta , đặt dọc theo đùi, bàn tay đở đầu trẻ (đầu hơi chút xuống ) , dùng phần thịt ( tránh dùng móng ) của 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay kia ấn 5 cái phần dưới cùng của xương mỏ ác trẻ  .
  Ta lấy vật lạ ra khỏi miệng trẻ  , dổ dành trẻ và gọi số 15 xin ý kiến .
  Trường hợp cổ họng không bị bít hoàn toàn , nạn nhân còn thở được , không nên vổ lưng hay dùng phương pháp Heimlich mà nên gọi số 15 xin ý kiến .
2 - Nạn nhân bị ra máu nhiều :


vị thế thích hợp là nằm

  Lượng máu ở người đàn ông khoảng 4,7 lít , đàn bà 3,7 lít . Nếu bị mất máu nhiều , nạn nhân có thể chết trong thời gian ngắn . Do đó , khi thấy vết thương ra máu nhiều , điều cần thiết là phải cầm máu ngay bằng cách dùng bàn tay ta nắm chặt vết thương ( nếu tay ta sạch hay không có vết trầy , sướt ) . Điểm cần lưu ý là nhiều thứ bệnh có thể truyền qua đường máu , do đó , để được an toàn ta nên mang găng hoặc để tay ta trong 1 túi plastic  . Vị thế thích hợp nhất cho người bị ra máu nhiều là nằm và vết thương phải luôn được giữ chặt .




  Trường hợp ta phải đi gọi cấp cứu , có thể dùng băng ( pansement ) vải hoặc giấy buộc đủ chặt vết thương để tránh máu chảy trở lại , nhưng nhớ dùng chăn , drap ... phủ nạn nhân để chống lạnh , đồng thời luôn quan sát vết thương cũng như an ủi , động viên nạn nhân .
  Nếu việc bịt chặt vết thương hay băng bó không đủ hiệu quả hoặc nếu vết thương do bị gảy hở hay có vật lạ ( dao , vật bén nhọn , mảnh thuỷ tinh ... ) hoặc không tìm được vật gì để băng bó , ta phải nghĩ ngay đến việc cầm máu từ xa ( compression à distance ) ở những điểm theo hình .


điểm ấn động mạch ở háng
-          Trường hợp vết thương ở chân : dùng nắm tay ấn mạnh động mạch ở điểm giữa lằn gấp của háng  .

điểm ấn động mạch cánh tay

-          Trường hợp vết thương ở tay : bàn tay ta( trừ ngón cái )đặt dưới cánh tay trên của tay bị thương của nạn nhân . Ngón cái ta đặt vào phần lỏm giữa 2 bắp thịt , vặn nhẹ bắp thịt của nạn nhân và ấn ngón cái ta vào hướng xương theo hình  .


điểm ấn động mạch cổ

-          Trường hợp vết thương ở đầu : dùng 4 ngón của bàn tay ta tựa sau cổ nạn nhân , ngón cái ấn mạnh vào động mạch ở xương cổ theo hình .
Tuyệt đối không được lấy vật lạ ra khỏi vết thương ( vì có thể làm tăng việc ra máu ) . Trường hợp mỏi tay , có thể đổi tay khác , nhưng không được nới lỏng điểm đả ấn .
Trong một số trường hợp như phải đi kêu cứu hoặc phải đi cứu nhiều nạn nhân hay việc ấn động mạch  không hiệu quả ta có thể thay bằng  cột chặn mạch máu ( làm garrot ) , cách làm như sau :


làm garrot

-          1 tay ta vẫn ấn mạnh ở point de compression ( chân , tay ) .
-          gấp đôi vật  để làm garrot ( cà vạt , khăn choàng cổ , dây rộng bản và không co dản  ... ) , lòn dưới tay hay chân bị thương của nạn nhân , 2 đầu dây ở phía ta .
-          đầu gối ta đè trên 1 đầu dây , đầu dây kia luồn qua mắt dây ( boucle formée ), siết từ từ đến khi máu không còn chảy và cột gút 2 đầu dây ( để nạn nhân không thể tháo ra ) . ghi giờ làm garrot  và gọi cấp cứu . Tuyệt đối không được nới lỏng garrot và nhớ bảo vệ nạn nhân chống lạnh , trông chừng vết thương và an ủi nạn nhân .
3 - Nạn nhân bị bất tỉnh nhưng còn thở :
  Khi thấy 1 nạn nhân bị bất tỉnh ( không trả lời câu hỏi của ta như ông có nghe tôi không ? , có đau không ? ... hoặc không phản ứng khi ta yêu cầu mở mắt hay siết nhẹ tay ta ... ) ta cần biết thêm nạn nhân có còn thở không ? , có bị ra máu không ? .
  Trường hợp thấy nạn nhân bị ra máu phải cầm máu ngay . 


Còn muốn biết nạn nhân có còn thở không thì áp tai và má ta sát mũi nạn nhân . Tai để nghe tiếng động bình thường  hoặc không bình thường của sự thở , má để nhận biết luồng không khí do nạn nhân thở ra . Đồng thời  dùng mắt để quan sát sự phồng lên , xẹp xuống của bụng hay ngực nạn nhân .
  Nếu nạn nhân đã ngưng thở , ta áp dụng ngay pháp R.C.P ( réanimation cardio-pulmonaire ) sẽ trình bày ở phần sau .





thế nằm nghiêng an toàn PLS

  Nếu nạn nhân còn thở , ta phải đặt ngay nạn nhân trong tư thế P.L.S  ( position latérale de sécurité ) sau khi đã hoặc nhờ báo cho đơn vị cấp cứu . 
Khi nạn nhân bị bất tỉnh trong tư thế nằm ngửa  , lưỡi rụt về sau , lối dẩn không khí bị nghẽn , sẽ khó thở hoặc không thở được , do đó cần làm thông lối dẩn không khí cho nạn nhân :
-          tháo lỏng dây nịt , cà vạt , nút cổ áo , nút quần ...  .
-          đặt đầu nạn nhân hơi ngả về sau , cằm được nâng lên .



-          Mở miệng nạn nhân để xem có vật lạ ( như chewingum ...) để lấy ra .


thực hiện tư thế PLS
Cách đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S  :
-          tháo kính nạn nhân ( nếu có ) .
-          đặt 2 chân nạn nhân sát nhau .
-          đặt 1 cánh tay  nạn nhân thẳng góc với thân mình , gập cùi chỏ thẳng góc với   cánh tay tức sao cho cánh tay dưới song song với thân mình và bàn tay ngửa lên trên  .
-          Ta quỳ cạnh nạn nhân , chập 1 bàn tay ta vào bàn tay kia của nạn nhân , rồi áp lưng bàn tay nạn nhân vào sát tai của y  .
-          Tay kia của ta dựng 1 gối nạn nhân lên sao cho bàn chân vẫn chạm đất  
-          Xoay mình nạn nhân bằng cách đè gối nạn nhân - như 1 đòn bẩy - đến chạm đất ( h.3.d ) . Nếu vai nạn nhân không xoay hoàn toàn , dùng 2 gối ta giữ gối nạn nhân để thân mình nạn nhân không xoay trở lại vị trí củ . Dùng bàn tay ( tay  vừa kéo gối nạn nhân ) đè lên vai nạn nhân để hoàn tất việc xoay  .
-          Rút nhẹ bàn tay ta còn chập ở tay nạn nhân bằng cách dùng tay kia giữ lấy cùi chỏ của nạn nhân  , sao cho lưng bàn tay nạn nhân vẫn luôn kê dưới má  .
-          đặt chân nạn nhân vị thế thẳng góc với thân mình .
-          Dùng 2 ngón cái và giữa của ta mở miệng nạn nhân ( không động đậy đến đầu ) để chất nước trong miệng chảy ra ngoài  .
·        Trường hợp trẻ con và trẻ sơ sinh , cũng làm P.L.S như người lớn .
·        Riêng phụ nữ mang thai vị trí P.L.S thích hợp phía thân bên trái .
·        Trường hợp vết thương ở ngực , chân , tay  , vị thế P.L.S thích hợp nằm về phía có thương tích .
·        Nếu nạn nhân bị bất tỉnh trong tư thế nằm sấp , ta chỉ giúp thêm cho vị thế vững (stable )  và làm thông lối dẩn không khí cho nạn nhân .
Việc đặt nạn nhân trong tư thế P.L.S có thể gây tổn thương cho cột sống đặc biệt ở cổ , nhưng để nạn nhân thở được  vẫn  quan trọng hơn .
4- Nạn nhân ngưng thở :
  Khi nạn nhân ngưng thở , nếu không được sơ cứu ngay , tính mệnh sẽ bị nguy ngập . Trong bất kỳ trường hợp : chết đuối , trúng độc , bị điện giật , bệnh ..v.v .. , sau 2 lần được thổi không khí tiếp hơi , nhưng nạn nhân vẫn ngưng thở và mạch máu ngưng nhảy , phải lập tức thực hiện ngay việc sơ cứu R.C.P  (réanimation cardio-pulmonaire ) để tiếp dưỡng khí và làm luân lưu nhân tạo ( artificiellement ) máu cho cơ thể nạn nhân đồng thời gọi hay nhờ gọi báo ngay cho đơn vị cấp cứu như SAMU , POMPIERS .
  Phương pháp R.C.P :




-          đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt bằng , cứng .
-          Tháo lỏng dây nịt , cà vạt , nút áo-quần , đặt đầu nạn nhân hơi ngả về sau để giúp lối dẩn không khí được thông .



-          Thực hiện 2 lần thổi không khí vào miệng nạn nhân vừa đủ để ngực nạn nhân phồng lên , mỗi hơi thổi khoảng 5 giây ( nhớ dùng 2ngón cái và trỏ kẹp mũi nạn nhân để không khí không thoát ra , cũng như trước đó đã kiểm xem không có vật gì trong miệng nạn nhân ) .  
Cũng có thể thổi hơi vào mũi nạn nhân thay vì thổi vào miệng ( trường hợp này phải bịt kín miệng nạn nhân thay vì kẹp mũi ) và cũng có thể thổi cả vào mũi và miệng cùng lúc trường hợp trẻ dưới 1 tuổi ( miệng ta phủ cả miệng và mũi trẻ ‘’ bouche à bouche et nez ) , nhưng với trẻ con , ta chỉ thổi hơi khoảng 3 giây thôi .


làm RCP người lớn

-          đợi khoảng 10 giây , nếu không có dấu hiệu của sự thở trở lại , ta làm tiếp việc ép ngực nạn nhân ( compression thorax ) 15 lần ở vùng dưới của phần giữa xương mỏ ác ( sternum ) và phần trủng của cổ với nhịp điệu 100 lần ấn / 1 phút .
Sau đó , thổi lại 2 lần hơi , ngưng 10 giây rồi ấn ngực 15 lần ...  ...  ...  cho đến khi nạn nhân thở lại được và tim hoạt động lại .

làm RCP cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi
Với trẻ từ 1 đến 8 tuổi : sau 1 lần thổi hơi  ta chỉ dùng gót của 1bàn tay ( talon d’une seule main ) để ấn ngực thay vì dùng cả 2 bàn tay như cho người lớn  cũng với nhịp độ 100 lần / 1 phút .



làm RCP cho trẻ dưới 1 tuổi
Nếu trẻ dưới 1 tuổi : dùng phần thịt ( pulpe ) của 2 ngón trỏ và giữa ấn 5 lần phần ngực dưới xương mỏ ác  ( sternum ) , luân phiên 1 lần thổi hơi , rồi 5 lần ấn  ... cũng cùng nhịp độ như người lớn  .
Trường hợp đặc biệt , sau 2 lần được thổi hơi tiếp dưỡng khí , nạn nhân có phản ứng như cử động , ho ... nhưng vẫn không thở được , ta thực hiện tiếp 10 đến 12 lần thổi hơi ( 1 phút ) mỗi hơi 5 giây cho người lớn ; 20 lần (1 phút ) thổi hơi , mỗi hơi 3 giây cho trẻ dưới 8 tuổi . Sau đó , tiếp tục  pháp ấn ngực  như trên .
Nếu sự lưu thông của máu nạn nhân vãn hồi , ta tiếp tục việc thổi hơi và quan sát sự lưu thông của máu sau mỗi phút thổi hơi .
Nếu ta thổi hơi đúng cách , nhưng ngực nạn nhân không phồng lên , tức ống dẩn khí bị nghẹt , phải dùng phương pháp ép ngực ( compression thoracique ) để trục vật lạ ra , nhưng trước đó cần xem kỷ lại miệng nạn nhân coi có vật gì không .
Khi vật lạ đã được lấy ra , ta tiếp tục thổi hơi  và ấn ngực nạn nhân cho tới khi SAMU hay Pompiers đến .

Việc sơ cứu rất hữu ích và cần thiết , nhưng không thể thay thế  cho giới chuyên môn SAMU, Pompiers ... do đó trong mọi trường hợp của tai nạn , phải báo ngay cho những đơn vị này  để được cứu chửa hoặc xin ý kiến .

Nếu có thể , nên liên lạc với Protection Civile de Paris  địa chỉ số   6 , rue Larrey - 75005 Paris , điện thoại  01.43.37.01.01 hoặc  contact@protectioncivile.org    , xin học khoá AFPS (khoảng 10 giờ ) để biết được tường tận hơn về sơ cứ

Paris, xuân 2006 .
       T.K.D